Keyboard Backlight Macbook Air

Open terminal and run command:

$ sudo apt install brightnessctl

See a list of available devices on the machine:

$ brightnessctl -l

Turn on and set brightness by running command:

$ sudo brightnessctl –device=’smc::kbd_backlight’ s 25

Note:
– (device= see in the list above)
– (25 is the brightness, see in the list above)

Turn off light:

$ sudo brightnessctl –device=’smc::kbd_backlight’ s 0

CÀI ĐẶT UBUNTU & ĐỒ CHƠI

Hiện nay, Ubuntu đã hầu như có đủ các phần mềm giúp cho các bạn làm việc hàng ngày, thay cho Windows. Cái hay ho là Ubuntu và các phần mềm đi theo đều miễn phí, sử dụng thoải mái.

  • CÀI HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU
  1. Tải file img từ đây: https://ubuntu.com/download/desktop
  2. Tạo USB khởi động (nếu bạn chưa biết thì qua Mỹ hỏi anh Google)
  3. Dùng USB vừa tạo để boot. Sau đó cứ làm theo hướng dẫn trên màn hình.
  4. Lưu ý: Đến giai đoạn chọn ổ dĩa, bạn nên chọn Advanced để quản lý ổ dĩa tốt hơn. Trên máy MAC thì nhớ phải giữ phân vùng efi lại để boot. Ổ swap nên để dành dung lượng bằng với RAM (bèo cũng phải 8GB). Ổ cài hệ thống nên để ít nhứt 30GB và nhớ chọn / khi phân vùng. Ổ data thì không cần chọn gì cả.
  5. Nếu bạn chưa biết làm thì alo tui 090.3355.908 đi làm ly espresso. Nhớ mang theo máy, tui chỉ cách làm luôn.
  • CÀI CÁC PHẦN MỂM THÔNG DỤNG
  1. Bộ gõ tiếng Việt – Cài bộ Ibus-Bamboo
    • Mở Terminal lên, gõ lệnh sau đây:
      sudo add-apt-repository ppa:bamboo-engine/ibus-bamboo
      sudo apt-get update
      sudo apt-get install ibus-bamboo
      ibus restart
    • Xong các bước trên, các bạn vào Settings -> Regional & Language để thêm Vietnamese. Vào tiếp Keyboards để chọn Input Methods.
  2. Phần mềm xử lý ảnh (như Photoshop) – GIMP
    • Mở Terminal lên, gõ lệnh sau đây:
      sudo add-apt-repository ppa:otto-kesselgulasch/gimp
      sudo apt update
      sudo apt install gimp
  1. Phần mềm nghe nhạc, xem video – VLC
    • Mở Terminal lên, gõ lệnh sau đây:
      sudo apt install vlc
  2. Font Windows
    • Mở Terminal lên, gõ lệnh sau đây:
      sudo apt install ttf-mscorefonts-installer
      Sau đó cứ làm theo hướng dẫn.
    • Muốn cài các loại font khác, các bạn download font về máy, xong nhét hết tụi nó vào thư mục /user/share/fonts
  3. Midnight Commander – MC (Nó y chang thằng Norton Commander)
    • Mở Terminal lên, gõ:
      sudo apt install mc
    • Ghi chú: Có thể cài thằng Double Commander, y chang MC.
  4. Phần mềm tạo, sửa, đọc Ebook – Calibre
    • Mở Terminal lên, gõ:
      sudo apt install calibre
    • Ghi chú: Sau khi tạo xong một ebook cho Kindle (convert ra dạng azw3), các bạn nhét thẳng file này vào thư mục ‘kindle’ trong Android luôn.
  5. Bộ LibreOffice
    • Thường thì Ubuntu có sẵn bộ LibreOffice. Trong này có đầy đủ đồ chơi bao gồm: trình soạn thảo văn bản (như msword), bảng tính (như excel), tạo slide (như powerpoint), vẽ vector (như illustrator).
  6. Trình duyệt Google Chrome
    • Mở Terminal lên, gõ:
      wget https://dl.google.com/linux/direct/google-chrome-stable_current_amd64.deb
      sudo apt install ./google-chrome-stable_current_amd64.deb
    • Ubuntu cài sẵn Firefox, rất ngon. Ngoài ra các bạn có thể cài thêm Opera (để đọc các web bị chặn ở VN) bằng cách download từ web Opera về.
  7. Viber
    • Vào đây chọn package dành cho Ubuntu và download về https://www.viber.com/en/download/
      Xong double click vào file đó để cài.
    • Lưu ý: Đừng cài từ Ubuntu Software vì phiên bản trên đó cũ và lỗi.
  8. Các phần mềm khác.
    Nếu các bạn muốn cài các phần mềm khác, các bạn cứ đi qua Mỹ gặp anh Google mà hỏi. Cách hỏi như sau:
    ubuntu install xxx (trong đó xxx là phần mềm bạn muốn cài. Không cần phải gõ đúng tên.)
  • CÀI UBUNTU SONG SONG VỚI macOS TRÊN MacBook Air (HOẶC PRO)
  1. Tải Ubuntu file img từ đây: https://ubuntu.com/download/desktop
  2. Tạo USB khởi động trên MacOS (nếu bạn chưa biết thì qua Mỹ hỏi anh Google)
  3. Trên MacOS, vào Settings -> Disk Utility để tạo phân vùng (partition) cho Ubuntu. Lưu ý tạo một phân vùng cho Ubuntu (FAT32), một cho Swap có dung lượng ít nhất bằng với RAM của máy, và nên có thêm một phân vùng riêng để lưu Data (FAT32).
  4. Dùng USB vừa tạo để boot. Trên Macbook thì nhớ giữ phím ‘option’ ngay sau khi khởi động máy để chọn OS.
  5. Sau đó cứ làm theo hướng dẫn trên màn hình.
  6. Lưu ý: Đến giai đoạn chọn ổ dĩa, bạn nên chọn Advanced để quản lý ổ dĩa tốt hơn. Trên máy MAC thì nhớ phải giữ phân vùng efi lại để boot. Ổ swap nên để dành dung lượng bằng với RAM (bèo cũng phải 8GB). Ổ cài hệ thống nên để ít nhứt 30GB và nhớ chọn / khi phân vùng. Ổ data thì không cần chọn gì cả.
  7. Nếu bạn chưa biết làm thì alo tui 090.3355.908 đi làm ly espresso. Nhớ mang theo máy, tui chỉ cách làm luôn.

KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

Khủng hoảng truyền thông là điều luôn làm cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, cá nhân… đau đầu và đau két.

Là người ngụp lặn trong ngành IT và truyền thông trực tuyến hơn hai mươi năm nay, tui luôn có thói quen quan tâm và theo dõi kỹ các vụ khủng hoảng truyền thông.

Tui theo dõi không phải vì tò mò hay thích chuyện giật gân, éo le. Tui quan tâm là để tìm hiểu và thu thập thông tin cho công việc. Sau đó, tui chờ xem các bên liên quan xúm vào xử lý các cơn khủng hoảng đó như thế nào.

Khi lượm nhặt khá đủ các thông tin, từ kênh chính thống cũng như từ kênh trà đá lề đường, tui bắt đầu nhập các dữ liệu đó vào hệ thống để phân tích. Trong quá trình phân tích, hệ thống sẽ cho biết nhiều thông tin, ví dụ như các thông tin hữu ích sau.

  • Tại sao các vụ khủng hoảng truyền thông lại xảy ra khá thường xuyên?
  • Do lỗi chủ quan của nhà quản lý hay do khách quan bên ngoài gây ra?
  • Khi bị khủng hoảng xảy ra, các bên liên quan bị thiệt hại những gì?
  • Mất bao nhiêu thời gian để xử lý?
  • Ngân sách dùng vào xử lý là bao nhiêu?
  • Ảnh hưởng lâu dài như thế nào?
  • Khi có một đơn vị bị rơi vào khủng hoảng truyền thông thì có những cá nhân hay (và) đơn vị khác hưởng lợi không, bằng cách chủ động “té nước theo mưa” hay chỉ thụ động “cuốn theo chiều gió”?
  • Khi có khủng hoảng xảy ra, các bên liên quan đã sử dụng những chiến lược và thủ thuật nào để xử lý?
  • Họ chịu bị thiệt hại vì xử lý kém hay họ biết cách xoay xở, biến rủi ro thành cơ hội?
  • Những vụ khủng hoảng truyền thông này có ảnh hưởng đến các đơn vị cùng ngành không?
  • Có ảnh hưởng đến công chúng không và ảnh hưởng như thế nào?
  • Liệu trong tương lai, chúng ta có thể tránh được các cuộc khủng hoảng tương tự như vậy không?
  • Nếu muốn tránh thì cần phải thực hiện những kế hoạch gì?

Các thông tin trên sẽ là một trong những bài học quý giá giúp chúng ta áp dụng vào thực tế trong quản lý rủi ro. Quản lý để không xảy ra khủng hoảng quan trọng hơn xử lý khủng hoảng nhiều lần.

Quản lý rủi ro truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp rất quan trọng. Những việc này phải được thực hiện bởi những đơn vị uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm.

Các anh chị có ý kiến, xin cùng chia sẻ và trao đổi. Chân thành cảm ơn.

P/S: Quản lý rủi ro cho những chuyến du lịch dài ngày bằng xe cổ cũng không kém phần hấp dẫn. Xử lý khủng hoảng trong suốt hành trình cũng rất thú vị.

Xem Facebook

FLAT WORLD

Thế Giới Phẳng (Flat World)
Từ xa xưa, con người đã luôn muốn làm chủ và phát triển thông tin liên lạc, như việc dùng các âm thanh quy ước, dùng liên lạc viên, dùng chim bồ câu, ứng dụng tín hiệu điện từ…

Điện thoại ra đời đã giúp cho nhân loại liên lạc với nhau nhanh chóng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Điện thoại là một bước tiến vĩ đại giúp thay đổi cách sống của hàng tỷ người trên khắp hành tinh. Nhờ đó, thế giới đã bớt gồ ghề một ít.

Khi Internet ra đời, công nghệ thông tin lại giúp thay đổi cách sống của nhân loại lần nữa. Lần này thế giới đã bớt gồ ghề đáng kể.

Những năm đầu của thế kỷ 21, nhân loại chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng và phát triển ngoạn mục của ngành CNTT. Trò chuyện trực tuyến nay đã miễn phí và có thêm hình ảnh video sinh động. Nghe nhạc hay xem phim nay đã có thể tự chọn và thưởng thức trên nhiều thiết bị như TV, máy tính, điện thoại… Mua bán trực tuyến qua mạng đã đi đến từng nhà, gặp từng cá nhân, chỉ với vài cái kích chuột nhẹ nhàng. Chúng ta chỉ cần ngồi ở nhà và đặt mua vài món hàng ở châu Âu hoặc tham gia đấu giá vài món đồ mình thích ở tận nước Mỹ. Sau một vài tuần, những món hàng này xuất hiện ngay tận cửa. Thật kỳ diệu! Những ai mê thích chơi game thì tha hồ lang thang trong thế giới đầy thú vị và hấp dẫn này. Những ai ham thích đọc sách báo thì chỉ sau vài thao tác đơn giản đã có thể ung dung vừa ngấu nghiến lượng thông tin khổng lồ vừa nhâm nhi tận hưởng ly cà phê thơm ngát. Đối với các công việc hành chính nhà nước, nay chúng ta đã có thể ngồi ở nhà để đăng ký thị thực vào các nước, đăng ký thành lập doanh nghiệp, báo cáo thuế, v.v…

CNTT đã đi sâu vào mọi ngõ hẻm của cuộc sống. CNTT đã thực sự xóa tan những ranh giới và rào cản, giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Thế giới thực sự đã trở nên phẳng hơn và gần nhau hơn.

Từ đầu năm 2020, cơn đại dịch Covid-19 đã thực sự làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mọi người trên thế giới. Covid-19 nhìn từ khía cạnh tích cực, đã giúp chúng ta biết sống lành mạnh hơn, điều độ hơn, và vệ sinh tốt hơn.

Cũng từ đại dịch Covid-19, một lần nữa, CNTT đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ phòng ngừa và truy tìm dấu vết của các cá thể mang mầm bệnh. Cũng từ cơn đại dịch này, đã xảy ra nhiều vấn đề hệ trọng mà chỉ có ngành CNTT mới có thể giải quyết rốt ráo được. Một trong những vấn đề quan trọng ở trên là Giáo Dục.

Khi đại dịch xảy ra, giáo viên và học sinh không thể tập trung đến trường được nữa mà phải thực hiện dạy và học trực tuyến qua Internet. Đây chính là lúc mà CNTT tỏ ra thực sự hữu ích và có thể giúp thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy và học cổ điển từ hàng ngàn năm nay.

Dạy và Học trực tuyến sẽ là một hình thức mới. Những quốc gia nào, trường học nào, cá nhân nào nhận thức sớm và nghiêm túc về vấn đề này và ứng dụng sáng tạo mạnh mẽ phương thức giáo dục trực tuyến thì sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu.

Ở Việt Nam cũng đã có những khóa học trực tuyến dành cho học sinh, sinh viên. Nhưng việc này chưa thực sự đầy đủ và triệt để. Chính phủ và các cơ sở giáo dục cần phải mạnh dạn đầu tư chất xám lẫn tài chính để ứng dụng CNTT vào việc dạy và học trực tuyến. Việc này cần phải được nghiên cứu áp dụng càng sớm càng tốt để tránh cho Việt Nam bị gạt ra rìa cuộc chơi của thời đại mới.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều trường ở nhiều nước đã ứng dụng thành công CNTT vào giáo dục và đào tạo, từ cấp 2 đến cấp 3 và Đại học. Những nước đi đầu như Mỹ, Canada, Phần Lan… đang chứng tỏ sự ưu việt của CNTT trong việc dạy và học trực tuyến. Đối tượng học sinh không còn bó hẹp trong môt vùng địa lý cụ thể nữa mà được mở rộng ra toàn thế giới.

Điều đó có nghĩa là, ví dụ, ở Việt Nam, học sinh có thể đăng ký học cấp 3 trực tuyến và nhận bằng tốt nghiệp tú tài do Canada cấp. Đối với những trường dạy trực tuyến này, rào cản biên giới quốc gia trong giáo dục hoàn toàn không còn nữa và Thế Giới Phẳng thực sự trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Phụ huynh và học sinh muốn tìm hiểu thêm về các chương trình giáo dục trực tuyến của Canada dành cho cấp phổ thông trung học, có thể đọc thêm chi tiết tại đây www.nhan.vn/nine/overseas-study.

Quý anh chị, bạn bè lỡ chân đi ngang ngó thấy bài này, thò tay nháy giúp phát nhé. Đa tạ!

— — — -Credits: Thông tin trên tui lượm nhặt từ nhiều nguồn, trong nhiều giai đoạn từ năm 2000 đến nay, và được chia sẻ theo tiêu chuẩn GNU Free Documentation Licence.

Xem Facebook

DIGITAL ADVERTISING

Ngày nay, kỹ thuật số đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của chúng ta. Các thiết bị kỹ thuật số như máy thu hình, máy thu thanh, điện thoại, máy chơi nhạc, máy vi tính, v.v… đã trở nên quá quen thuộc.

Khoảng 25 năm trở lại đây, chúng ta cũng đã dần dần làm quen với các phương thức quảng cáo kỹ thuât số. Quảng cáo kỹ thuật số là gì? What is Digital Advertising? Cần vài trang giấy A4 để định nghĩa đầy đủ. Nếu rút gọn, chúng ta có thể hiểu đơn giản như thế này. Quảng cáo kỹ thuật số là những mẩu quảng cáo được chuyển đến các đối tượng người xem thông qua các kênh kỹ thuật số. Các kênh kỹ thuật số bao gồm các chương trình TV, các chương trình Radio, sms điện thoại, màn hình số, thư điện tử, trang web, các ứng dụng trên Internet, các trò chơi trên Internet, v.v…

Quảng cáo kỹ thuật số là một môi trường rất rộng và đa dạng. Nó được chia ra làm hai phạm vi chính. Phạm vi thứ nhất là quảng cáo kỹ thuật số trực tuyến, gọi ngắn gọn là quảng cáo trực tuyến – “Online Advertising”. Phạm vi thứ hai là quảng cáo kỹ thuật số ngoại tuyến, gọi ngắn gọn là quảng cáo ngoại tuyến – “Offline Advertising”.

Quảng cáo trực tuyến là các chương trình quảng cáo được chuyển tải dựa trên các phương tiện hoạt động trên Internet như Thư điện tử, Trò chơi, Ứng dụng, Trang web, Trang tìm kiếm, Mạng xã hội… Đây là phương pháp quảng cáo hiện đại, có sức bao phủ rộng khắp, có sức lan tỏa nhanh, tiết kiệm chi phí, có thể đo lường kết quả, nhắm đến được đối tượng cụ thể, không phân biệt quốc gia. Đặc biệt, nó là môi trường rất tốt cho các ý tưởng có tính sáng tạo táo bạo và có thể xem là không giới hạn.

Quảng cáo ngoại tuyến là các chương trình quảng cáo được chuyển tải dựa trên các phương tiện khá truyền thống như TV, Radio, SMS, và gần đây là các màn hình LCD gắn trong nhà lẫn ngoài trời. So với quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo ngoại tuyến có độ bao phủ không lớn, khó thống kê kết quả, v.v… Tuy vậy, quảng cáo ngoại tuyến vẫn còn sức sống riêng của nó. Bằng chứng là chúng ta vẫn thường thấy các LCD lớn ở các khu đông người ở các TP lớn, các mẩu quảng cáo trên đài phát thanh FM, trên TV… vẫn hoạt động sôi nổi.

Xin nói thêm một chút về Quảng cáo (Advertising) và Tiếp thị (Markteting). Tiếp thị là một quá trình phức tạp, phối hợp nhiều phương pháp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, để tìm ra các nhu cầu của thị trường, và sau đó đưa ra các phương án tối ưu nhất để thỏa mãn các nhu cầu đó. Các phương pháp hỗ trợ tiếp thị bao gồm: tổng hợp thông tin, nghiên cứu & phân tích thị trường, lên kế hoạch & chiến lược, định giá sản phẩm, phân bổ ngân sách, quan hệ công chúng, chính sách hậu mãi, quảng cáo, v.v…

Quảng cáo là một phần trong cả một quá trình Tiếp thị. Trong khi Tiếp thị là tìm hiểu về thị trường thì Quảng cáo là hoạt động tác động trực tiếp vào thị trường, giúp cho người tiêu dùng nhận biết một sản phẩm & dịch vụ, để họ quyết định trở thành khách hàng.

Trong thế giới phẳng hiện nay, quảng cáo đã trở thành một hoạt động quan trọng và gần gũi với mọi người. Bất cứ ai làm kinh doanh, nhỏ hay lớn, đều cần đến quảng cáo. Ví dụ, nhiều anh chị kinh doanh nhỏ đã ứng dụng thành công Mạng xã hội vào việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình.

Người viết bài này có hơn 20 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Quảng cáo trực tuyến. Người viết bài này cùng với đội ngũ của mình, những bạn trẻ năng động và sáng tạo trong các lĩnh vực như thiết kế, sáng tạo nội dung, quản lý media, v.v… đã phục vụ thành công cho hàng trăm nhãn hàng, đặc biệt là các nhãn hàng lớn như Heineken, Tiger Beer, và hiện đang là Agency cho nhãn hàng Bia Hà Nội.

Quý anh chị, bạn bè có nhu cầu về Quảng cáo trực tuyến, hoặc biết khách hàng có nhu cầu, vui lòng giới thiệu và liên hệ số 0903 355 908. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp tận tình.

Quý anh chị, bạn bè đi ngang qua đây, lỡ đọc thấy, vui lòng thò tay nháy giúp phát hen. Đa tạ!

— — — Credits: Thông tin trên đây tui lượm lặt từ nhiều nguồn, trong nhiều giai đoạn từ năm 2000 đến nay, và được chia sẻ theo tiêu chuẩn của GNU Free Documentation Licence.

Xem Facebook

NGUỒN MỞ

Phần mềm và Phần cứng là hai phần không thể thiếu của một hệ thống máy tính, bất kể hệ thống đó đơn giản hay phức tạp, chậm như rùa hay nhanh như chớp. Chúng ta dễ dàng nhận ra phần cứng nhưng ít ai để ý đến phần mềm nó hoạt động ra làm sao.

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Phần mềm là cái quái gì?” Trả lời một cách đơn giản và ngây ngô là vầy. “Phần mềm là tập hợp dữ liệu dưới dạng điện tử để điều khiển các hoạt động của phần cứng máy tính.”

Mặc dù hiện nay Hoa Kỳ là trùm về CNTT, tức là trùm cả cứng, lẫn mềm, lẫn giòn giòn, nhưng phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới lại ra đời ở tuốt bên nước Anh.

Vào lúc 11h00 ngày 21 tháng 6 năm 1948, Frederic C. Williams, Tom Kilburn, và Geoff Tootill đã thử thành công chương trình phần mềm máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. Phần mềm này chạy trên chiếc máy tính đồ sộ nặng hàng tạ, mang tên Manchester Baby và nó đã làm được phép tính “2 lũy thừa 18” trong thời gian là hơn 50 phút! Wow, super fast! Với chiếc điện thoại thông minh giá 2 triệu đồng, nằm gọn trong lòng bàn tay, chạy hệ điều hành Android hiện nay, nó có thể làm phép tính “2 mũ 18” trong thời gian nhanh đến nỗi khả năng cảm nhận của chúng ta không thể đo được.

Hầu như ai trong chúng ta cũng đều một vài lần nghe nói đến phần mềm. Ít ai quan tâm đến sự khác biệt giữa Phần Mềm Nguồn Mở và Phần Mềm Nguồn Đóng.

Phần mểm nguồn đóng là phần mềm có mã nguồn được chủ sở hữu giữ kín, giữ kỹ, giữ như mèo giữ c**. Các ông trùm của phần mềm nguồn đóng và giàu lụ sụ là ông chủ hãng Apple, ông chủ hãng Microsoft, ông chủ hãng Oracle…

Ngược với phần mềm nguồn đóng là phần mềm nguồn mở. Toàn bộ mã nguồn của một phần mềm nguồn mở được chủ sở hữu cung cấp cho toàn nhân loại sử dụng miễn phí, tự do.

Những người yêu thích lập trình có thể dùng các mã nguồn này để thêm bớt tính năng hoặc học hỏi cách viết phần mềm. Điều này mang lại lợi ích cực kỳ to lớn trên khía cạnh đào tạo kỹ năng và kiến thức lập trình.

Phần mềm nguồn mở cũng giúp cho cá nhân và tổ chức có cơ hội tiếp cận và sử dụng phần mềm mà không phải lo lắng về các khoản phí quá lớn phải trả. Phần mềm nguồn mở được nhiều lập trình viên trên khắp thế giới cùng nhau xây dựng. Do đó, tính bảo mật rất cao và một khi cần sửa chữa lỗi, họ cũng thực hiện cực kỳ nhanh chóng.

Một máy tính có đủ tối thiểu các phần mềm cho hoạt động văn phòng sẽ bao gồm các các phần mềm như: Hệ điều hành, Bộ Office, Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. Nếu phải trả phí thì chi phí tối thiểu là 5 triệu đồng. Nếu dùng phần mềm nguồn mở, người sử dụng không phải tốn đồng nào.

Phần mềm nguồn mở đối với chúng ta hiện nay quan trọng như thế nào? Rất quan trọng. Nó có mặt hầu hết trong mọi giao dịch trong đời sống của chúng ta. Ví dụ, phần mềm Android chay trên các máy điện thoại và máy tính bảng hiện chiếm đến hơn 75% thị phần. Phần mềm Google Chrome và Firefox hiện cùng chiếm 99% thị phần trình duyệt web. 95% máy chủ web sử dụng các phần mềm nguồn mở. Bộ gõ tiếng Việt Unikey cũng là phần mềm nguồn mở.

Phần mềm nguồn mở ngày càng trở nên quan trọng và là xu hướng thời đại. Các hãng công nghệ khổng lồ trên thế giới như Google, Intel, Adobe, GitHub, IBM, Linkedin, Netflix, Twitter, Samsung, Canonical, Red Hat, Oracle, Facebook, Microsoft, FPT, v.v… đều dành ngân sách rất lớn cho nghiên cứu và phát triển phần mềm nguồn mở.

Đối với máy tính cá nhân, hiện nay hệ điều hành Windows chiếm ưu thế đến khoảng 85%. Hệ điều hành nguồn mở như Ubuntu, Fedora, Linux Mint… hiện chỉ chiếm khoảng 2%. Còn lại là MacOS.

Ubuntu là hệ điều hành nguồn mở chiếm đa số trong thế giới nguồn mở. Ubuntu là sản phẩm của hãng Canonical, thành lập bởi một người đam mê phần mềm nguồn mở, tỷ phú Nam Phi, Mark R. Shuttleworth, vào tháng 3 năm 2004.

Trước đó, vào tháng 12.1999, Mark bán công ty của mình, Thawte, cho Verisign, được US$575M. Ngày 25.4.2002, sau 1 năm được huấn luyện tại Nga, Mark đã đủ tiêu chuẩn để bay vào vũ trụ. Ông đã bay bằng tên lửa Soyuz huyền thoại của Nga, lên trạm không gian Quốc Tế ISS và ở đó 8 ngày để thực hiện nghiên cứu một số thí nghiệm. Ông đã bỏ ra US$20M cho chuyến bay để đời này.

Tóm lại, để không bị gò bó vào các chức năng bảo thủ sẵn có của các phần mềm nguồn đóng, người dùng nên mạnh dạn và tự tin sử dụng phần mềm nguồn mở mang tính cấp tiến, theo kịp thời đại. Để bắt đầu trên máy tính cá nhân, người dùng có thể thay thế hệ thống Windows bởi Ubuntu, một hệ điều hành và hệ sinh thái nguồn mở, đa dạng và hiện đại.

Người viết bài này đã sử dụng hệ thống nguồn mở cho máy tính cá nhân của mình từ năm 1998. Từ năm 2007, Nhân Corp cũng triển khai và dùng Ubuntu trên các máy tính cá nhân và máy chủ.

Quý anh chị và các bạn có mong muốn tìm hiểu và sử dụng Ubuntu, hãy gọi cho người viết bài này, số 0903 355 908, để được tâm sự và tư vấn tận tình, với giá là ly cà phê gốc phố. Kakaka

— — — Credit: Các thông tin trên đây tui thu thập từ nhiều nguồn, trong nhiều giai đoạn khác nhau, và chia sẻ theo tiêu chuẩn của GNU Free Documentation Licence.

Xem Facebook

TRANG WEB

Trang web đi vào mọi cánh cửa của đời sống chúng ta, trở nên mặc định và thân thuộc đến nỗi ít ai còn để ý đến sự tồn tại của nó hay thắc mắc: Trang web là gì?

Ngày 6 tháng 8 năm 1991, ông Tim Berners-Lee đã tạo ra những trang web (web page) đầu tiên trên thế giới. Ông cũng là người sáng tạo ra trình duyệt web (web browser) đầu tiên. Như vậy năm nay là kỷ niệm 30 năm ngày ra đời của Trang Web và Trình Duyệt Web, hai thứ làm thay đổi hoàn toàn cách thức giao tiếp của nhân loại.

Trang web là tập hợp các văn bản được viết dưới định dạng HTML, có các liên kết qua lại với nhau, giúp cho người đọc đi từ trang web này qua trang web khác một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Lúc mới ra đời, nội dung của một trang web đơn thuần chỉ là văn bản chữ. Dần dần, trang web được cải tiến để chuyển tải chữ có màu và có các định dạng như đậm, nghiêng, lớn, nhỏ… Ngày nay, trang web đã được phát triển để chuyển tải nhiều định dạng tập tin đa phương tiện như âm thanh và phim.

Chưa dừng lại ở đó, các kỹ sư đã nghiên cứu để các trang web trở nên hữu ích hơn. Trang web nay đã giúp con người thực hiện các công việc trực tuyến như giải trí, mua bán, quản lý, tính toán, v.v…

Song song với sự trưởng thành của kỹ thuật xây dựng trang web, các trình duyệt web cũng phát triển theo rất sát sao. Trình duyệt web đầu tiên do ông Tim Berners-Lee tạo ra vào năm 1991 có tên là WorldWideWeb. Hai năm sau đó, ông Marc Andreesen cho ra đời trình duyệt Netscape. Netscape làm mưa làm gió cho đến cuối thập niên 1990 thì bị Internet Explorer của ông Bill Gates thế chỗ.

Cạnh tranh không lại với chiêu trò kém đẹp của Internet Explorer, ông chủ hãng Netscape đã chơi một cú ngoạn mục là tung mã nguồn ra cho nhân loại xài thoải mái, mở đầu một kỷ nguyên các trình duyệt web mọc lên như nấm.

Dẫn đầu phong trào này là Mozilla (sau đổi tên thành Firefox), cạnh tranh khốc liệt với Internet Explorer. Năm 2008 Google tung Chrome ra và nhanh chóng trở thành người chiến thắng cho đến hôm nay. Nói thêm một chút, nếu quý vị muốn vượt qua một số tường lửa thì nên dùng Opera, một anh chàng Na Uy bé nhỏ nhưng có võ.

Với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, việc xây dựng một website đa phương tiện sinh động là khá đơn giản và thời gian để thực hiện cũng rất ngắn. Nếu quý vị muốn xây dựng website cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, to hoặc nhỏ, xin mời đọc thêm tại đây www.nhan.vn/webones/vn

Quý anh chị, bạn bè lỡ chân đi ngang ngó thấy bài này, thò tay nháy giúp phát nhé. Đa tạ!

— — — Credits: Thông tin trên tui lượm nhặt từ nhiều nguồn, trong nhiều giai đoạn từ năm 2000 đến nay, và được chia sẻ theo tiêu chuẩn GNU Free Documentation Licence.

ĐIỆN THOẠI

Hôm qua tui có cái meme ngắn chia sẻ quan điểm riêng của mình về việc người ta sử dụng điện thoại thông minh trong hoàn cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Đó là quan điểm đầy trách cứ của một người ngoài cuộc nhìn vào.

Hôm nay tui xin trình bày thêm một góc nhìn khác, một góc nhìn của người trong cuộc. Tức là góc nhìn của những người dành phần nhiều thời gian của mình để cắm cúi với chiếc điện thoại.

Lúc xưa đi học luật mấy năm, tui hớn hở bước ra khỏi trường, mém tốt nghiệp. Cũng may cho thiên hạ vì nếu tui ráng học để trở thành luật sư thì nay đi làm thầy cãi, cãi đâu thua đó, chắc khách hàng họ oánh cho sưng mõm.

Bỏ mộng hành nghề cãi cọ, tui quyết chí mài đũng để lún sâu vào con đường ai ti. Trầy trật năm bảy năm gì đó, cuối cùng tui cũng được xách giỏ đi bán số nhị phân kiếm sống cho đến bây giờ.

Công việc IT đòi hỏi tui luôn kè kè máy tính. Chiếc loptop và điện thoại thông minh là hai thứ không thể thiếu. Hầu như phần lớn thời gian trong ngày tui dành cho hai thứ này. Buông laptop là tui chụp cái điện thoại. Bỏ điện thoại xuống là tui vớ ngay cái laptop. Cứ thế, xoay cuồng.

Công việc digital marketing đòi hỏi tui phải liên tục theo dõi các xu hướng của thị trường. Nó cũng buộc tui tìm đọc tài liệu để bắt kịp các tiến bộ và sự phát triển hàng ngày của ngành này.

Gặp nhiều bạn bè, trò chuyện, tui mới ngộ ra rằng, họ cắm mặt vào điện thoại cũng là do họ đang mải mê kiếm biệt thự, siêu xe. Ví dụ, họ đang theo dõi chứng khoán, theo dõi crypto currency, gửi email cho khách hàng, soạn nội dung cuộc họp chiều nay, hay đơn giản là đang mơ màng trông chờ tiếng ting ting thần thánh từ tài khoản ngân hàng…

Nói dong dài là vậy. Ngắn gọn thì, tui ôm laptop hay điện thoại cũng là do đang làm việc, chứ hổng phải chít chát cà rỡn hay lén lút ngó nghía mấy website phòng the. Cùng lắm là liếc qua mấy face và website có mấy chiếc xe cổ đẹp mê hồn để de-stress thôi. Đẹp như trong hình dưới nè.

Rất mong nhận được sự chia sẻ của các anh chị. Từ đó, biết đâu chúng ta sẽ có những cái nhìn khách quan hơn, thấu hiểu hơn, và bớt soi mói hơn.

Cảm tạ!

Xem Facebook